$672
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của vn68. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ vn68.Năm ngoái, trong trận mở màn vòng loại khu vực Tây Nam bộ, đội chủ nhà Trường ĐH Cần Thơ đã có chiến thắng nghẹt thở 1-0 trước đội Trường ĐH Cửu Long.Dù được đánh giá yếu hơn nhưng Trường ĐH Cửu Long đã có một trận đấu sòng phẳng với Trường ĐH Cần Thơ. Tuy nhiên may mắn đã không đứng về phía đội khách khi đúng phút bù giờ cuối cùng của trận đấu, một cầu thủ của đội đã vô tình đá phản lưới nhà giúp Trường ĐH Cần Thơ có được 3 điểm quý giá.Năm nay lá thăm lại tiếp tục đưa 2 đội chung nhóm A, vòng loại khu vực Tây Nam bộ, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III– 2025 Cúp THACO. Trước trận tái đấu này, Trường ĐH Cửu Long dường như đã thể hiện một bộ mặt khác khi ở trận đấu mở màn vòng loại khu vực, đội đã thi đấu rất chắc chắn và có trận hòa 0-0 trước Trường ĐH Đồng Tháp, đội bóng được đánh giá rất cao.Trận đấu trên cũng khẳng định Trường ĐH Cửu Long không phải là đối thủ dễ chơi với bất kỳ đội bóng nào tại vòng loại khu vực Tây Nam bộ, năm nay. Đặc biệt, theo tiết lộ từ ban huấn luyện Trường ĐH Cửu Long, việc bị loại đáng tiếc ở mùa giải năm 2024 đã cho đội bài học quý về sự chủ quan, lơ là, mất tập trung. Một năm qua, cả đội đã cố gắng khắc phục và tập luyện với nhau để có lối chơi nhịp nhàng, gắn kết hơn.Với chủ nhà Trường ĐH Cần Thơ, may mắn dường như vẫn đang song hành với đội bóng này khi có được chiến thắng rất kịch tính trước đội Trường ĐH Nam Cần Thơ trong trận đấu đầu tiên. Đúng chất derby Tây Đô, trận đấu giữa Trường ĐH Cần Thơ và Trường ĐH Nam Cần Thơ đã diễn ra rất hấp dẫn. Có đến 3 lần trọng tài chỉ tay vào chấm phạt đền. Kết thúc trận đấu Trường ĐH Cần Thơ giành thắng lợi nghẹt thở 2-1 trước Trường ĐH Nam Cần Thơ dù thi đấu ít người hơn 10 phút cuối trận.Như vậy, Trường ĐH Cần Thơ hiện có 3 điểm đang nắm nhiều lợi thế trong tay. Còn Trường ĐH Cửu Long đang có 1 điểm sẽ buộc phải giành chiến thắng trước chủ nhà nếu muốn chủ động giành suất đi tiếp. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của vn68. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ vn68.Những ngày qua, nhiều giao lộ ở TP.HCM bị ùn xe, đặc biệt tình trạng người dân phải dừng chờ đèn đỏ kéo dài xảy ra liên tục tại các tuyến đường khu trung tâm. Trên mạng xã hội, nhiều người than thở mệt mỏi vì kẹt xe, dừng chờ đèn đỏ lâu. Lý giải việc này, Sở GTVT TP.HCM cho hay, kể từ khi Nghị định 168/2024 có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, Sở GTVT nhận thấy ý thức người tham gia giao thông được nâng cao, tình trạng lưu thông không tuân thủ theo hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ, rẽ phải khi đèn đỏ tại giao lộ không có đèn cho phép rẽ phải)… đã hạn chế rất nhiều. "Tuy nhiên, với mật độ lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao, bề rộng mặt đường nhiều nơi hẹp dẫn đến phương tiện dừng chờ kéo dài", đại diện Sở GTVT nhìn nhận.Do đó, ngoài việc điều chỉnh thời lượng đèn tín hiệu giao thông linh động, Sở GTVT đang tổ chức rà soát để xem xét triển khai lắp đặt bổ sung các đèn tín hiệu giao thông cho phép một số phương tiện tham gia giao thông được phép rẽ phải, rẽ trái hoặc cho phép các phương tiện tham gia giao thông được phép rẽ phải, rẽ trái (đèn mũi tên) tại một số giao lộ trên địa bàn quản lý, nhằm hạn chế tình trạng lượng phương tiện dừng chờ kéo dài.Sở GTVT cho hay, đơn vị đang quản lý 1.070 chốt đèn tín hiệu giao thông (bao gồm: 794 chốt đèn hoạt động chế độ xanh, đỏ, vàng và 256 chốt đèn hoạt động chế độ chớp vàng (bao gồm đèn năng lượng mặt trời). Trong đó, 843 chốt đèn hoạt động độc lập, 227 chốt đèn hoạt động kết nối điều khiển tại Trung tâm điều khiển.Công tác vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông do Sở GTVT quản lý thời gian qua đã được quản lý, bảo trì thường xuyên, kịp thời phát hiện, sửa chữa, thay thế thiết bị, vật tư, khắc phục các sự cố liên quan đến hoạt động của hệ thống đảm bảo hệ thống đèn hoạt động ổn định.Tuy nhiên, đại diện Sở GTVT cho hay, về hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông có lúc vẫn còn xảy ra tình trạng sự cố (bao gồm: mất nguồn cung cấp điện, hư hỏng thiết bị tủ điều khiển, hư hỏng đèn…) dẫn đến khó khăn cho người tham gia giao thông.Đơn vị này cũng thông tin, hệ thống đèn tín hiệu giao thông kết nối điều khiển tại Trung tâm điều khiển thì luôn có người theo dõi tình hình hoạt động của hệ thống, kịp thời đưa ra phương án điều chỉnh thời lượng đèn phù hợp với từng thời điểm lưu lượng xe.Đối với hệ thống đèn tín hiệu giao thông hoạt động độc lập, thời lượng đèn tín hiệu giao thông được thiết lập nhiều khung thời gian khác nhau trong ngày.Bên cạnh đó, vào khoảng thời gian cao điểm trong ngày, các lực lượng: CSGT, công an khu vực, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ… tham gia điều chỉnh hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông, góp phần giảm ùn ứ giao thông trên địa bàn TP.HCM.Ngoài ra, để giảm ùn ứ giao thông thông, Sở GTVT đang thí điểm ứng dụng công nghệ (AI) trong hoạt động của đèn tín hiệu tại nút giao Hàng Xanh, ngã 5 Đài liệt sẽ, giao lộ Ung Văn Khiêm, Nguyễn Gia Trí; điều khiển giao thông tự động cho trục Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ."Thời gian tới, Sở GTVT sẽ tiếp tục xem xét mở rộng việc ứng dụng công nghệ AI trong điều khiển đèn tín hiệu giao thông tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, trung tâm TP, các điểm thường xuyên ùn tắc giao thông", đại diện Sở thông tin.Sở GTVT đang thực hiện công tác quản lý, bảo trì, vận hành đối với hệ thống đèn tín hiệu giao thông và chia sẻ dữ liệu hệ thống đèn tín hiệu giao thông cho Công an TP để vận hành, xử phạt vi phạm... theo quy định. ️
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 31.12.2024 phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, có mục tiêu tổng quát: "Đến năm 2030, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á và đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến của thế giới".Chiến lược nêu mục tiêu cụ thể đến năm 2030 của từng cấp học. Ví dụ, ở mầm non, tỷ lệ huy động trẻ đến trường đạt 38% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 97% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo. Phấn đấu có 99,5% trẻ em mầm non đến trường được học 2 buổi/ngày; số trẻ em theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục đạt 35%.Phấn đấu tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%; có trên 65% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.Với giáo dục phổ thông, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học đạt 99,5%, cấp trung học cơ sở đạt 97%; tỷ lệ hoàn thành cấp tiểu học đạt 99,7%, trung học cơ sở đạt 99% và hoàn thành cấp trung học phổ thông đạt 95%; tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở đạt 99,5%, từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông và các trình độ khác đạt 95%; 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.Phấn đấu tỷ lệ phòng học kiên cố cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông đạt 100%; có 70% trường tiểu học, 75% trường trung học cơ sở và 55% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Với giáo dục ĐH, chiến lược nêu: số sinh viên ĐH/vạn dân đạt ít nhất là 260, tỷ lệ sinh viên ĐH trong nhóm độ tuổi 18 - 22 đạt ít nhất 33%, tỷ lệ sinh viên quốc tế theo học các chương trình giáo dục ĐH tại Việt Nam đạt 1,5%; tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt ít nhất 40%.Về giáo dục thường xuyên: Phấn đấu tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi từ 15 - 60 đạt 99,15%; trong đó tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi từ 15 - 60 ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 98,85%. Có 90% các tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.Phấn đấu có 10 đơn vị hành chính tham gia vào Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO vào năm 2030.Chiến lược cũng nêu phải hoàn thiện thể chế, rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách về GD-ĐT và các lĩnh vực có liên quan theo hướng khoa học, hiện đại, đồng bộ, liên thông, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và thực tiễn ở nước ta, tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho phát triển GD-ĐT. Xây dựng luật Nhà giáo; nghiên cứu đề xuất xây dựng luật Học tập suốt đời; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục, luật Giáo dục ĐH và luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.Hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo theo hướng Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động sự tham gia hiệu quả của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. "Rà soát, hoàn thiện các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng và thuế đối với tất cả cơ sở giáo dục; tạo động lực thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trong mạng lưới cơ sở giáo dục công lập và tư thục, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển giáo dục", chiến lược nêu.Mời bạn đọc xem toàn văn Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 TẠI ĐÂY. ️
Dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương, có tổng chiều dài khoảng 52 km, được quy hoạch với quy mô 06 làn xe cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h.Trong giai đoạn 1, dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), với quy mô 4 làn xe cao tốc, làn dừng xe khẩn cấp liên tục toàn tuyến, bề rộng nền đường 25,5m, tổng mức đầu tư khoảng 17.400 tỉ đồng.Tuyến cao tốc kết nối từ đường Vành đai 3 TP.HCM đến TX.Chơn Thành (Bình Phước), tạo động lực phát triển cho khu vực Đông Nam bộ, mở rộng không gian đô thị và công nghiệp.Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết để có đủ điều kiện khởi công dự án; với nhiệm vụ được giao là cơ quan chủ quản, Bình Dương rất khẩn trương hoàn thành nhanh các thủ tục. Như các khâu chuẩn bị đầu tư: lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt và triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng… đảm bảo trình tự, thủ tục về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành là tuyến đường chiến lược và chính bản thân ông cũng rất đau đáu về tuyến đường này.Khi tuyến cao tốc Chơn Thành (Bình Phước) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) hoàn thành, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành sẽ tiếp tục kết nối với khu vực Tây nguyên, tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo đảm quốc phòng, an ninh."Tuyến cao tốc không chỉ có ý nghĩa cho Bình Dương mà có ý nghĩa cho Bình Phước, Đắk Nông và cả khu vực Tây nguyên. Khi kết nối được cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành với cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành thì Đắk Nông mới thoát nghèo; Bình Phước mới phát triển được", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.Chính vì vậy, Thủ tướng yêu cầu, Bình Phước có 7km (cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành) và TP.HCM có 3km nên phải làm cho được trong năm 2025 để kết nối vào các tuyến cao tốc.Đối với nhà đầu tư, nhà thầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu: "Cứ vô tư, trong sáng mà làm, không sợ gì cả. Làm cho đúng luật, không phải chạy chọt, đút lót ai cả, không để xảy ra tiêu cực, vì đất nước này mà làm".Thủ tướng cũng đề nghị nhà đầu tư, nhà thầu thi công với tinh thần "vượt nắng thắng mưa; ba ca bốn kíp; ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương"… để làm, sao cho đến ngày 2.9.2026 phải khánh thành được tuyến cao tốc này.Đối với các bộ ngành T.Ư, Thủ tướng đề nghị trong quý 1.2025 phải làm xong các thủ tục kết nối các tuyến cao tốc từ Tây nguyên đến Bình Dương: "Đây là mệnh lệnh từ trái tim. Dân thì trông chờ mong đợi, công việc thì cấp bách nên đã nói là phải làm, hứa là phải thực hiện và đã làm thì phải ra sản phẩm..." - Thủ tướng nhấn mạnh. ️